HCNN - Trong quá trình canh tác, ngoài phương pháp bón phân vào đất, việc sử dụng phân bón lá để chủ động cung cấp thêm dinh dưỡng cho cây trồng ngày nay đã trở thành một trong những biện pháp phổ biến với hầu hết bà con nông dân.
Trong phạm vi bài này, chúng tôi tóm lược một số đặc điểm và vai trò của nguyên tố vi lượng Bo, đặc biệt giới thiệu đến bà con nông dân về cách sử dụng hiệu quả phân bón lá cao cấp ROSABOR của Công ty CP Bảo vệ thực vật Sài Gòn.
1. SƠ LƯỢC VỀ NGUYÊN TỐ BO
Bo là nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu đối với cây trồng. Ngày nay trên 70 quốc gia đã được phát hiện tình trạng thiếu Bo ở hầu hết các loại cây trên nhiều loại đất. Phân Bo cũng đã được sử dụng rộng rãi trên thế giới. Ở VN, kết quả nghiên cứu trong đất cho thấy có tới 78% các loại đất nghèo Bo.
Vai trò của Bo trong cây:
- Bo rất cần thiết cho quá trình phân chia tế bào và quá trình thụ phấn của cây. Giúp sự hình thành và phân hoá mầm hoa, tăng cường sức sống hạt phấn, tăng tỷ lệ đậu trái, giúp giảm rụng hoa và trái non.
- Bo có liên quan đến quá trình tổng hợp protein, lipid, làm tăng hàm lượng đường và các vitamin trong củ, quả, ngăn ngừa sự thối rữa, giúp bảo quản nông sản được lâu sau thu hoạch.
- Bo ảnh hưởng đến sự hấp thu và sử dụng canxi, đồng thời giúp điều chỉnh tỷ lệ K/Ca trong cây.
Các kết quả nghiên cứu trên thế giới và trong nước đều cho thấy khi bón Bo vào gốc hoặc phun Bo qua lá đã làm gia tăng năng suất các loại cây trồng từ 6 - 48%, cải thiện chất lượng và màu sắc của nông sản.
Triệu chứng thiếu Bo ở cây trồng:
- Bo là nguyên tố ít di động nên triệu chứng thiếu Bo thường xuất hiện ở các bộ phận non của cây. Ban đầu đỉnh sinh trưởng chùn lại, dần dần chết khô.
- Các lá non thường bị biến dạng, gấp nếp và mỏng với màu xanh nhạt đến mất màu. Trên bề mặt lá thường có những đốm nhỏ màu vàng trắng.
- Đôi khi đỉnh sinh trưởng bị chết làm cây mọc nhiều chồi bên giống như cây bụi.
- Hoa ít hoặc không hình thành, rễ còi cọc.
- Hoa - trái dễ bị thối và rụng non.
Để khắc phục các triệu chứng thiếu Bo, nhằm nâng cao năng suất và phẩm chất cây trồng, bà con có thể bón các loại phân có chứa Bo vào gốc như: Borax, Boric acid… hoặc phun qua lá như sản phẩm ROSABOR.
2. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG PHÂN BÓN ROSABOR
ROSABOR là phân bón lá cao cấp của Bỉ, chế phẩm dạng lỏng có chứa 11% Bo, rất hiệu quả với nhóm cây ăn trái (nho, sầu riêng, chôm chôm, nhãn, vải, xoài, thanh long, mãng cầu, cây có múi…); và nhóm cây công nghiệp dài ngày (điều, tiêu, cà phê, ca cao…) những loại cây này bà con nên áp dụng nồng độ từ 10 – 20ml/bình 8 lít nước, hoặc 250 – 500ml/phuy 200 lít. Phun ướt đều tán lá vào các giai đoạn:
- Sau khi thu hoạch.
- Khi ra đọt non.
- Khi sắp trổ hoa.
- Và khi đậu trái non.
Đối với nhóm cây rau – đậu ngắn ngày (súp-lơ, bắp cải, xà lách, cà rốt, cà chua, dưa hấu, dưa leo, ớt, khổ qua, đậu phộng, đậu Hà Lan, các loại rau-hoa và các loại đậu khác…) bà con nên giảm nồng độ còn 5 – 10ml/bình 8 lít nước, phun ướt đều lên cây vào giai đoạn sắp ra hoa và khi tượng trái non.
Để tăng cường hiệu quả, giai đoạn trước khi cây trổ hoa bà con nên kết hợp ROSABOR với phân bón lá MKP hoặc Multi-K, vào giai đoạn cây đã tượng trái non nên phun chung với phân bón lá Poly-feed 15-15-30.
Lưu ý:
- Phun Bo hay Rosabor giai đoạn trước khi cây ra hoa cho hiệu quả cao hơn sau khi ra hoa.
- Để tiết kiệm công lao động, bà con có thể pha Rosabor chung với hầu hết các loại thuốc phòng trừ sâu - bệnh khác.
(Theo Báo NNVN)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét