THUỐC TRỪ RẦY NÂU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BVTV SAIGON - SPC

,
HCNN - Giới thiệu một số thuốc trừ Rầy Nâu rất hiệu quả của Công ty SPC.
1. DRAGON 585EC

· Dragon là hỗn hợp của hai hoạt chất :
· Chlorpyrifos ethyl (Lân) + Cypermethrine (Cúc).
· Dragon có phổ rộng :
· Đặc trị các loại sâu ăn lá, chích hút trên nhiều loại cây lương thực : lúa, cây ăn trái. Rau hoa : cà chua và cây công nghiệp ngắn (đậu, bông vải) và dài ngày (Cà phê).
· Tác dụng :
· Tiếp xúc, vị độc và xông hơi, xua đuổi và làm sâu biếng ăn.

· Trừ rầy / lúa
o Pha Dragon 585 EC + Dầu khoáng SK Enspray 585EC
o Pha Dragon 585 EC + Butyl 400SC, 10 WP Phun 4 – 6 bình 8 lít cho 1000m2.

2. BASCIDE 50EC


o o Hoạt chất : Fenobucarb
· Thuộc nhóm Carbamate.
· Thuốc đặc trị rầy, hiệu quả diệt rầy các loại trên lúa nhanh, tức thời.
· Tác động tiếp xúc, vị độc.
· Thuộc nhóm độc II
· Liều sử dụng :
o Bascide 50EC : 1,0 – 1,5 L/ha.
o Pha 25 – 35 ml/8 lít, phun 4 – 6 bình cho 1,000 m2.
· Chú ý :
o Phun sáng sớm hay chiều mát.
o Chỉnh bét phun mịn hạt, phun ngay gốc lúa.
o Có thể pha với Butyl 10WP, 400SC.

3. BUTYL 10WP; 400SC

o Hoạt chất : Buprofezin (Nhóm điều tiết sinh trưởng côn trùng )
· Ức chế tạo thành chất kitin khiến rầy không lột xác được mà chết.
· Tác động tiếp xúc, phổ hẹp, chủ yếu phòng trừ rầy các loại.
· Rầy trường thành không đẻ trứng, trứng đẻ ra không nở được.
· Hiệu quả cao và kéo dài đến 20 – 30 ngày, tiết kiệm chi phí phòng trừ.
· Chưa ghi nhận hiện tượng rầy kháng Buprofezin như các loại thuốc khác
· Không aây tái phát rầy, được khuyến cáo trong chương trình IPM.
· Ít độc với người, gia súc, gia cầm, tôm, cá, ong và thiên địch…
· Thuộc nhóm độc III.
· Liều sử dụng :
o Butyl 10WP : 1 kg/ha, pha 25 gr/ bình 8 lít (50 gr/ bình 16 lít)
o Butyl 400SC : 0,2 L/ha, pha 5 ml/ bình 8 lít (10 ml/ bình 16 lít)
· Chú ý :
o Phun sớm khi rầy T.1 – T.3, phun sáng sớm hay chiều mát.
o Chỉnh bét phun mịn hạt, phun ngay gốc lúa.
o Mật số rầy cao, rầy tuối lớn : Có thể pha với Bascide 50EC.
o Phun tối thiểu 4 – 6 bình 8 lít cho 1,000 m2 ( 2 – 3 bình 16 lít).

Xem chi tiết!

DIOTO 830WDG - DIỆT ỐC TỐT

,

HCNN - Giới thiệu sản phẩm diệt ốc bưu vàng dạng cốm mới của Công ty CP BVTV SAIGON

I - Giới thiệu

DIOTO 830WDG là thuốc đặc trị OBV cho ruộng lúa, chứa 830 gam thuốc nguyên chất Niclosamide trong 1 kg thuốc thành phẩm. Khi phun trên ruộng, thuốc nhanh chóng khuếch tán, loang trải trong nước, xâm nhập vào ốc qua đường “miệng” ngăn cản chức năng hô hấp và tiêu hoá, khiến ốc không hấp thu được oxy và thức ăn mà chết.

Dạng thành phẩm : dạng cốm (WDG – Water Dispersible Granule) có ưu điểm (1) khi pha trong nước, thuốc nhanh chóng khuếch tán tạo thành dung dịch huyền phù, nên hiệu quả diệt ốc rất nhanh, triệt để, (2) mặt khác lượng hoạt chất sử dụng thấp (200 gam/ha, so với dạng WP liều sử dụng: 700 gam/ha) nên ít gây ô nhiễm môi trường hơn.

DIOTO 830WDG diệt ốc rất nhanh, 10 – 15 phút sau khi nhiễm thuốc, ốc đã biểu hiện triệu chứng ngộ độc (cử động bất thường, liên tục nhả bọt khí) và chết sau đó. DIOTO diệt ốc to, ốc nhỏ và cả trứng.

DIOTO 830WDG khi khuếch tán trong nước không để lại “mùi vị”, khiến ốc không phát hiện môi trường bị nhiễm thuốc để lẩn trốn (bằng cách vùi mình xuống lớp đất bùn hay di chuyển đi nơi khác) nên hiệu quả diệt ốc triệt để hơn.

DIOTO 830WDG thuộc nhóm độc III, phân huỷ nhanh trong môi trường (dễ phân huỷ bởi ánh sáng) do đó rất an toàn cho lúa và ít ảnh hưởng đến hệ sinh thái ruộng lúa. Ở nồng độ cao thuốc độc với tôm, cá, phiêu sinh vật, không độc cho ong, chim, dê, cừu… độc tính thấp đối với động vật có vú.

Thử nghiệm tại Trường Đại Học Nông Nghiệp Cần Thơ, cho thấy sau khi phun Niclosamide 1 tuần, có thể thả nuôi tôm cá trong ruộng.

Niclosamide (DIOTO 250EC, 830 WDG) được WHO khuyến cáo sử dụng trên ruộng lúa. Đến nay chưa ghi nhận tính kháng của ốc đối với Niclosamide.

Chỉ cần phun DIOTO 830WDG một lần, diệt ốc cả vụ.

II - Điểm mạnh của sản phẩm

Diệt ốc tức thì (sau 15 – 20 phút), diệt ốc to, ốc nhỏ và cả trứng. Chỉ cần phun một lần, đúng kỹ thuật, diệt ốc cả vụ, tiết kiệm chi phí phòng trừ.

Thuốc dạng cốm, dễ pha chế, tiện dụng, khuếch tán nhanh, đều trong nước.

Dạng thành phẩm có hàm lượng hoạt chất cao nhất : 830 gam/kg.

Liều dùng thấp (hiệu quả cao, liều khuyến cáo : 0,2 kg/ha), ít gây ô nhiễm môi trường.

Đến nay, chưa ghi nhận tính kháng của ốc đối với hoạt chất Niclosamide.

Thuốc không gây ngộ độc cấp, mãn tính cho nông dân dù sử dụng lâu dài.

Thuốc an toàn cho lúa.

Có thể phun trên ruộng thả vịt ăn ốc.

Phân huỷ nhanh trong môi trường, sau phun 7 ngày, có thể thả nuôi tôm, cá trên ruộng.

Được WHO khuyến cáo sử dụng trên ruộng lúa.

Xem chi tiết!

VENUS 300EC – Thần "Vệ nữ" diệt trừ cỏ lúa

,

Cỏ dại là một trong bốn nhóm dịch hại quan trọng nhất đối với cây trồng cùng với Sâu, Bệnh và Chuột. Thiệt hại do cỏ dại gây ra tương đối lớn, theo tài liệu của FAO, thì cỏ dại gây thiệt hại 11,5% tổng sản lượng nông nghiệp toàn thế giới. Vì thế diệt trừ cỏ dại luôn là mối quan tâm hàng đầu của bà con nông dân, đặc biệt là vụ lúa Đông Xuân sắp tới - vụ lúa quan trọng nhất trong năm.

Để quản lý cỏ dại trên lúa một cách hiệu quả, chúng ta cần kết hợp các biện pháp tổng hợp (IPM) như: chọn giống không lẫn hạt cỏ; loại bỏ cỏ dại trong khi ngâm ủ; làm đất kỹ trước khi gieo trồng…Trong số các biện pháp trên thì sử dụng thuốc hóa học để diệt cỏ là biện pháp hiệu quả nhanh nhất. Hôm nay tôi xin giới thiệu một loại thuốc diệt cỏ tiền nảy mầm rất được bà con nông dân tín nhiệm, đó là VENUS 300EC – Thần “Vệ Nữ” diệt cỏ lúa của Công ty CP BVTV SAIGON.

VENUS 300EC lấy tên của một vị thần, vị nữ thần biểu tượng cho tình yêu và sắc đẹp của người Hy Lạp. VENUS 300EC mang đến cho bà con nông dân một vị thần tài sắc để diệt trừ cỏ dại hữu hiệu, mang lại năng suất thu nhập cho bà con.

VENUS 300EC là thuốc trừ cỏ tiền nảy mầm (diệt mầm cỏ); thành phần hoạt chất Pretilachlor (300 g/lít). Pretilachlor thuộc nhóm Acetamide, cơ chế diệt cỏ của hoạt chất này là ức chế quá trình tổng hợp Lipid của cây cỏ và làm cỏ chết. Ngoài thành phần hoạt chất diệt cỏ, VENUS 300EC còn chứa thêm thành phần chất an toàn (Fenclorim – 100 g/lít) vì thế có tính chọn lọc cao, rất an toàn cho lúa, không sợ ảnh hưởng đến lúa khi phun xịt.

VENUS 300EC dạng nhũ dầu, màu nâu nhạt, mùi nhẹ.

VENUS 300EC có phổ tác dụng rộng, diệt trừ hầu hết các loại cỏ dại trên ruộng lúa, diệt trừ cả ba nhóm cỏ: hòa bản; năn lác; lá rộng. Đặc biệt VENUS 300EC diệt trừ cả lúa cỏ trong ruộng lúa, do cơ chế tác động khá thông minh của thuốc.

VENUS 300EC sử dụng ngay say khi làm đất lần cuối từ 1-4 ngày. Liều lượng sử dụng 0,75 – 1,2 lít/ha; pha 25-30 ml cho bình 8 lít; phun 3-4 bình cho 1000 m2

Để đạt hiệu quả cao trong khi sử dụng, bà con cần làm đất bằng phẳng, có lớp bùn nhão, không để đọng nước. Sau khi phun 2-5 ngày cho nước vào xăm xắp, không để ruộng khô nứt nẻ chân chim.

Chú ý:

- Không phun thuốc quá 5 ngày sau khi sạ, vì lúc này hạt cỏ đã mọc rễ và lá, phun sẽ hiệu quả không cao, tốn kém chi phí, công sức.
- Khi sử dụng thuốc hóa học, bà con chú ý đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trên nhãn; khi sử dụng thuốc bà con chú ý sử dụng đồ bảo hộ lao động
- Khi sử dụng bất kỳ loại thuốc hóa học nào, bà con cũng phải tuân thủ nguyên tắc 4 đúng

Nguyễn Chí Công

Nguồn: LUAGAO.COM-http://luagao.com/festival/tintucsukien/775419_venus_300ec_–_than_ve_nu_diet_tru_co_lua.aspx

Xem chi tiết!

Đạm nitrat với cây lúa nước

,

HCNN - Phân đạm chủ yếu ở 2 dạng: Nitrat (NO3-) và Amôn (NH4+). Cây trồng hấp thu, sử dụng 2 dạng đạm này như thế nào, sự thất thoát khi bón vào ruộng lúa ra sao? Các ứng dụng trong sản xuất phân bón? Đó là những nội dung mà TS Katja Bogdan thuộc Trung tâm nghiên cứu Hanninghof của Tập đoàn phân bón Yara đã trình bày tại cuộc hội thảo mới đây tại Cần Thơ.

DẠNG AMÔN THẤT THOÁT NHIỀU HƠN DẠNG NITRAT

Nghiên cứu của Dobermann & Fairhurst cho thấy, để có năng suất 6T/ha, cây lúa cần 162kg N/ha, trong đó có 115kg N từ phân bón, 2kg N từ nước mưa, 5kg N từ nước tưới và 40kg N từ cố định khí N2. Tuy nhiên cây chỉ sử dụng 63kg N cho hạt lúa, 40kg N cho rơm rạ, còn lại 60kg N bị thất thoát do trực di (10kg) và bay hơi (50kg). Với dạng đạm Amôn, sự thất thoát là do quá trình bay hơi khi NH4+ chuyển đổi thành NH3 (khí amoniac). Còn với đạm Nitrat, sự thất thoát là do quá trình khử nitrat: NO3- ( NO2- ( N2O ( N2. Con đường thất thoát nào xảy ra mạnh hơn?

Hiện tượng bay hơi NH3 xảy ra ngay sau khi chúng ta bón urê hay đạm amôn vào ruộng. Sự thất thoát này phụ thuộc vào nhiệt độ, gió và đặc biệt là độ pH của nước ruộng. Ban ngày khi tảo quang hợp thì pH tăng, làm tăng sự mất đạm; ban đêm, lúc tảo hô hấp thì pH giảm, sự mất đạm cũng giảm theo. Việc rải phân vào những chân ruộng cạn, có mật độ thực vật thủy sinh cao, ánh sáng dối dào có thể làm thất thoát đến 60% lượng đạm amôn do bay hơi NH3.

Quá trình khử Nitrat trong ruộng lúa diễn ra chậm hơn và xảy ra ở tầng đất khử (cách lớp đất mặt chừng 0,5 – 1 cm và dày từ 10 – 20 cm), do hoạt động của các vi sinh vật. Đất càng yếm khí thì quá trình khử diễn ra càng mạnh, do vậy có một số người tưởng rằng nếu sử dụng đạm amôn hay urê sẽ tránh được hiện tượng khử nitrat và từ đó giảm được sự mất đạm.

Trên thực tế thì sự thất thoát đạm qua con đường khử Nitrat ít hơn và chậm hơn so với dạng amôn. Đặc biệt, dạng đạm Nitrat lại thích hợp cho cây lúa ở giai đoạn cây cần nhu cầu đạm cao, như giai đoạn làm đòng, do đó lượng đạm thất thoát qua con đường khử nitrat là rất ít. Khảo sát của các nhà khoa học IRRI trên phân urê và KNO3 năm 1990 và 1991 cho thấy, sau 11 ngày, 50% lượng phân đạm Amôn bón vào ruộng bị mất do bay hơi NH3, trong khi đó lượng N bị mất do khử Nitrat chỉ vào khoảng 20%.

CÂY SỬ DỤNG NITRAT NHIỀU HƠN AMÔN

Nghiên cứu trên cây lúa trồng trong chậu của Kronzucker công bố năm 2000 cho thấy “khẩu vị“ cây lúa thích dạng đạm NO3- hơn NH4+. Trong điều kiện nồng độ NO3- và NH4+ như nhau và trong cùng thời gian, thì lượng NO3- đi vào rễ của giống lúa IR72 bốn tuần tuổi cao gần gấp đôi so với lượng NH4+. Nghiên cứu của Duan năm 2007 cho biết thêm, chính sự có mặt của NO3- đã kích thích cây hấp thu NH4+ nhiều hơn 20-30%.

Ngoài ra ở môi trường nhiễm mặn, các nghiên cứu của nhiều tác giả trên hầu hết các loại cây đều cho thấy dạng đạm Nitrat có tác dụng tích cực làm giảm sự hấp thu Clo, trong lúc dạng Amôn lại làm tăng khả năng hấp thu Clo, do vậy bón phân đạm dạng nitrat có bổ sung canxi sẽ giúp giảm thiểu tác hại của mặn và tăng chất lượng nông sản.

ỨNG DỤNG TRONG SẢN XUẤT

Mặc dù cần có nhiều nghiên cứu sâu hơn để giải thích rõ ràng những biểu hiện trên, nhưng kết quả sơ bộ của những thí nghiệm đã chứng tỏ việc sử dụng phối hợp giữa 2 dạng đạm Nitrat và Amôn chắc chắn sẽ mang lại hiệu quả cao hơn so với sử dụng từng dạng riêng lẻ. Tập đoàn Yara đã tiên phong trong lĩnh vực này, bằng cách sản xuất ra những loại phân chứa cả 2 dạng đạm như nhóm sản phẩm YaraMila, YaraMila Winner, YaraMila Grower, YaraMila Unik15 để sử dụng cho nhiều loại cây trồng, trong đó có cây lúa.

Kết quả bón phân theo quy trình Yara khuyến cáo cho cây lúa nước, với các loại phân chứa đạm Nitrat có bổ sung canxi tại các nước châu Á như Indo, Thái Lan, Ấn Độ, Philippine và Việt Nam đều ghi nhận mức tăng năng suất từ 10 - 20% so với đối chứng. Biểu hiện rõ nhất của các kết quả này là rễ phát triển mạnh hơn, khả năng chống lốp đổ tốt, ít bị sâu bệnh, giảm hiện tượng ủ lá chân, bông lúa to và tỉ lệ hạt chắc cao hơn.

----

BÙI KIM NGÂN

Nguồn: http://nongnghiep.vn/nongnghiepvn/vi-VN/61/158/45/45/45/41235/Default.aspx

Xem chi tiết!

BỆNH ĐẠO ÔN HẠI LÚA

,





















Xem chi tiết!

Đặt bẫy bả diệt sâu cho rau

,

HCNN - Để thu được hiệu quả kinh tế cao, người trồng rau đã không ngừng đầu tư thâm canh cho ruộng rau nhà mình.

Đất trồng rau được quay vòng liên tục, có khi buổi sáng vừa nhổ rau bán thì buổi chiều đã trồng lại vụ kế tiếp (như hành lá, cải xanh…). Việc làm trên đã góp phần làm cho sâu bệnh trên cánh đồng rau ngày một gia tăng và gây hại nặng. Khiến cho việc sử dụng thuốc trừ sâu trên ruộng rau ngày một nhiều và cận kề ngày thu hoạch, điều này cực kỳ nguy hiểm cho người sử dụng.

Cánh đồng rau có khá nhiều loài sâu hại, như: sâu ăn tạp (sâu khoang), sâu xám, sâu cắn lá, sâu keo…, chúng có sở thích ăn thêm các loại thức ăn có mùi chua ngọt trước khi giao phối, đẻ trứng. Lợi dụng đặc tính này của sâu, chúng ta có thể không cần phải phun xịt thuốc trực tiếp trên ruộng rau mà vẫn tiêu diệt được chúng, bằng cách sử dụng bẫy bả chua ngọt.

Biện pháp dùng bẫy bả chua ngọt là chỉ pha thuốc vào bả, sau đó đặt bả trong ruộng rau, bả sẽ dẫn dụ con trưởng thành của sâu bay đến ăn, ngộ độc thuốc mà chết, cách diệt sâu như vậy giúp cho cây rau sẽ không bị nhiễm thuốc. Đây là biện pháp diệt sâu rất chủ động, ngay từ khi con “sâu mẹ” chưa kịp đẻ ra con “sâu con”, đi cắn phá cây rau.

Việc thực hiện biện pháp này cũng khá đơn giản, gồm một số công việc như sau:

1- Chuẩn bị bả chua ngọt:

Dùng 4 phần mật (đường đen) trộn với 4 phần dấm, một phần rượu và một phần nước, khuấy kỹ để dung dịch này tan đều. Cho vào can nhựa, bình nhựa… đậy kín, chờ 3-4 ngày sau, khi thấy dung dịch bốc mùi chua ngọt thì trộn thêm thuốc trừ sâu, với liều lượng cứ 100 phần dung dịch chua ngọt cho thêm một phần thuốc trừ sâu Vicarp 95BHN. Hoặc có thể dùng sản phẩm mới VIRIGENT 800WG dạng hạt phân tán trong nước, không mùi khi pha trộn với bả chua ngọt nên dễ dẫn dụ côn trùng như sâu và kiến.

2- Đặt bẫy bả:

Có hai cách đặt bẫy bả:

- Cách thứ nhất: Cho bả vào chậu sành, chậu nhựa... mỗi chậu khoảng 0,25-0,5 lít. Dùng 3 cây que cắm chéo, cột trên đầu lại, tạo thành một cái giá treo chậu bả, chậu bả treo ở độ cao cách mặt đất từ 0,5-1 mét, nơi đầu gió. Mỗi ha đặt 7-10 chậu, mỗi tuần thay bả mới một lần. Để tránh mưa nắng làm hư bả, ban ngày các bạn nhớ đậy nắp chậu đựng bả lại, ban đêm mới mở nắp.

- Cách thứ hai: Lấy một đoạn gốc rạ dài khoảng 40-50 cm, bó một đầu lại thành từng bó lớn cỡ một chẹn tay (một đầu xòe ra), mỗi bó cắm trên một cọc tre dài khoảng 1 mét. Nhúng bó rạ vào dung dịch bả chua ngọt, rồi cắm trên ruộng rau. Mỗi ha cắm khoảng 10-15 bó. Cứ 3-5 ngày nhúng lại bó rạ vào dung dịch bả một lần.

Ngoài ra, cũng có thể sử dụng bả độc bằng cách: Cứ một phần thuốc Visher 25EC trộn với 10-15 phần mồi cám (hoặc bột bắp) thấm nước cho nhão rồi đặt rải rác thành từng mô nhỏ trong ruộng rau vào buổi tối. Đến đêm sâu non tuổi lớn chui từ đất lên gây hại cho cây, ăn phải bả trúng độc mà chết. Nếu làm cách này, chúng ta nhớ không cho gia súc, gia cầm chui vào ruộng dễ ăn phải bả, độc thuốc.

-----

HÀ MINH

Xem chi tiết!

QUY CHUẨN KHẢO NGHIỆM ĐỒNG RUỘNG HIỆU LỰC THUỐC TRỪ SÂU

,

Ngày 28-8-2009 Bộ NN-PTNT ban hành thông tư số 55/2009/TT-BNN về Quy chuẩn Kỹ thuật quốc gia về Khảo nghiệm trên đồng ruộng hiệu lực của các thuốc bảo vệ thực vật phòng trừ sâu và nhện hại cây trồng. Ký hiệu: QCVN 01-1 : 2009/BNNPTNT.

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA

VỀ KHẢO NGHIỆM TRÊN ĐỒNG RUỘNG HIỆU LỰC CỦA CÁC THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT PHÒNG TRỪ SÂU

VÀ NHỆN HẠI CÂY TRỒNG

National technical regulation on field trials of insecticides against insects and mite on plants

I. QUY ĐỊNH CHUNG

1.1. Phạm vi áp dụng

Qui chuẩn này qui định những nguyên tắc, nội dung và phương pháp chủ yếu để đánh giá hiệu lực phòng trừ sâu và nhện hại cây trồng của các loại thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) trên đồng ruộng.

1.2. Cở sở khảo nghiệm

Khảo nghiệm phải được tiến hành tại các cơ sở có đủ điều kiện theo quy định hiện hành về kiểm định chất lượng, dư lượng thuốc BVTV và khảo nghiệm thuốc BVTV của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

1.3. Điều kiện khảo nghiệm

Khảo nghiệm được bố trí trên những ruộng, vườn trồng cây thường bị sâu, nhện gây hại, tại các thời gian có điều kiện thuận lợi cho sâu, nhện phát triển và ở các địa điểm đại diện cho các vùng sinh thái.

Điều kiện trồng trọt (đất, phân bón, giống cây trồng, mật độ trồng...) phải đồng đều trên toàn khu khảo nghiệm và phải phù hợp với tập quán canh tác tại địa phương.

1.4. Khảo nghiệm diện hẹp và diện rộng

Các khảo nghiệm trên diện hẹp và diện rộng phải được tiến hành ở ít nhất 2 vùng sản xuất nông nghiệp (phía Bắc và phía Nam) đại diện cho khu vực sản xuất các loại cây trồng cần khảo nghiệm, nhưng nhất thiết phải tiến hành trên diện hẹp trước. Nếu kết quả thu được từ những khảo nghiệm trên diện hẹp đạt yêu cầu thì mới được thực hiện các khảo nghiệm trên diện rộng.

Trong trường hợp đối tượng dịch hại hoặc cây trồng chỉ có ở một vùng sản xuất nông nghiệp thì khảo nghiệm được tiến hành theo quy định hiện hành về kiểm định chất lượng, dư lượng thuốc BVTV và khảo nghiệm thuốc BVTV của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

II. PHƯƠNG PHÁP KHẢO NGHIỆM

2.1. Công thức khảo nghiệm

Các công thức khảo nghiệm được chia thành 3 nhóm:

- Nhóm 1: công thức khảo nghiệm dùng các loại thuốc định khảo nghiệm ở những liều lượng khác nhau hoặc theo cách dùng khác nhau.

- Nhóm 2: công thức so sánh dùng một loại thuốc trừ sâu đã được đăng ký trong danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng ở Việt Nam và đang được dùng phổ biến, có hiệu quả ở địa phương để trừ sâu hại cây trồng cần khảo nghiệm.

- Nhóm 3: công thức đối chứng không dùng bất kỳ loại thuốc BVTV nào để trừ đối tượng sâu, nhện hại khảo nghiệm. Với khảo nghiệm là thuốc phun: công thức đối chứng được phun bằng nước lã.

Khảo nghiệm được bố trí theo phương pháp khối ngẫu nhiên đầy đủ hoặc theo các phương pháp khác đã được quy định trong thống kê sinh học.

2.2. Kích thước ô khảo nghiệm và số lần nhắc lại

2.2.1. Đối với cây lúa, cây rau màu và cây công nghiệp ngắn ngày

- Khảo nghiệm diện hẹp: kích thước của mỗi ô khảo nghiệm ít nhất là 30m2, số lần nhắc lại 3 - 4 lần.

- Khảo nghiệm diện rộng: kích thước của mỗi ô khảo nghiệm ít nhất là 300m2, không nhắc lại.

Giữa các công thức khảo nghiệm phải có dải phân cách là 1m.

2.2.2. Đối với cây ăn quả và cây công nghiệp dài ngày

- Khảo nghiệm diện hẹp: kích thước của mỗi ô khảo nghiệm ít nhất là 5 cây, số lần nhắc lại 3 - 4 lần.

- Khảo nghiệm diện rộng: kích thước của mỗi ô khảo nghiệm ít nhất là 15 cây, không nhắc lại.

Giữa các công thức khảo nghiệm phải có 1 hàng cây phân cách.

2.3.Tiến hành phun, rải thuốc

2.3.1. Thuốc phải được phun, rải đều trên toàn ô khảo nghiệm

2.3.2. Lượng thuốc dùng

- Cây lúa: lượng thuốc dùng được tính bằng kg; lít chế phẩm hay nồng độ (%) hoặc gam hoạt chất trên đơn vị diện tích 1 ha

Với dạng thuốc thương phẩm pha với nước để phun: lượng nước dùng phải theo hướng dẫn cụ thể đối với từng loại thuốc, phù hợp với giai đoạn sinh trưởng của cây cũng như cách thức tác động của từng loại thuốc. Lượng nước thuốc thường dùng từ 400 - 600 l/ha.

Với dạng thuốc thương phẩm dùng để rắc: giữa các ô phải có bờ ngăn để tránh thuốc tràn từ ô này sang ô khác.

- Cây rau màu và cây công nghiệp ngắn ngày: lượng thuốc dùng được tính bằng kg; lít chế phẩm hay nồng độ (%) hoặc gam hoạt chất trên đơn vị diện tích 1 ha

Với dạng thuốc thương phẩm pha với nước để phun: lượng nước dùng phải theo hướng dẫn cụ thể đối với từng loại thuốc, phù hợp với giai đoạn sinh trưởng của cây cũng như cách thức tác động của từng loại thuốc. Lượng nước thuốc thường dùng từ 400 - 600 l/ha.

- Cây ăn quả và cây công nghiệp dài ngày: lượng thuốc dùng được tính bằng nồng độ (%) của chế phẩm hay kg; lít chế phẩm hoặc gam hoạt chất trên đơn vị diện tích 1 ha

Với dạng thuốc thương phẩm pha với nước để phun: lượng nước dùng phải theo hướng dẫn cụ thể đối với từng loại thuốc, phù hợp với giai đoạn sinh trưởng của cây cũng như cách thức tác động của từng loại thuốc. Lượng nước thuốc phải đủ phun ướt đều toàn bộ tán cây (lượng nước thuốc thường dùng từ 600 - 800 l/ha).

Các số liệu về lượng thuốc thành phẩm và lượng nước dùng (l/ha) phải được ghi rõ.

Chú ý: khi xử lý thuốc không để thuốc ở ô khảo nghiệm này tạt sang ô khảo nghiệm khác.

2.3.3. Sử dụng thuốc

Trong thời gian khảo nghiệm không được dùng bất kỳ một loại thuốc trừ sâu khác trên khu khảo nghiệm. Nếu khu khảo nghiệm bắt buộc phải sử dụng thuốc để trừ các đối tượng gây hại khác như: bệnh, cỏ dại ... thì thuốc được dùng để trừ các đối tượng này phải không làm ảnh hưởng đến thuốc cần khảo nghiệm, không làm ảnh hưởng đến đối tượng sâu, nhện hại cần khảo nghiệm và phải được phun rải đều trên tất cả các ô khảo nghiệm, kể cả ô đối chứng. Các trường hợp trên (nếu có) phải được ghi chép lại.

2.3.4. Xử lý thuốc

Khi xử lý thuốc, phải dùng các công cụ phun, rải thuốc thích hợp đảm bảo yêu cầu của khảo nghiệm, ghi chép đầy đủ tình hình vận hành của công cụ rải thuốc. Trong khảo nghiệm có thể dùng bình bơm tay đeo vai hoặc bơm động cơ để phun.

2.3.5. Thời điểm và số lần xử lý thuốc

- Thời điểm và số lần xử lý thuốc phải được thực hiện đúng theo hướng dẫn sử dụng của từng loại thuốc khảo nghiệm và phù hợp với mục đích khảo nghiệm.

- Nếu không có khuyến cáo cụ thể thời điểm xử lý thuốc thì tuỳ theo mục đích khảo nghiệm, các đặc tính hoá học, phương thức tác động của thuốc và đặc điểm phát sinh của sâu hại mà xác định thời điểm và số lần xử lý thuốc cho thích hợp.

- Thuốc trừ sâu, nhện hại cây trồng thường được xử lý từ 1 - 2 lần. Lần thứ nhất được xử lý khi sâu hại bắt đầu xuất hiện và gây hại, lần sau cách lần thứ nhất từ 5-7 ngày. Số lần và thời điểm xử lý thuốc phải được ghi chép lại.

2.4. Điều tra và thu thập số liệu

2.4.1. Điều tra, đánh giá tác động của thuốc đến sâu hại

2.4.1.1. Số điểm và phương pháp điều tra

+ Cây lúa

Khảo nghiệm diện hẹp: mỗi ô khảo nghiệm điều tra 50 khóm, dảnh hoặc 5 khung có kích thước 0,4 x 0,5m tuỳ theo đối tượng sâu hại cần khảo nghiệm, các điểm điều tra được phân bố đều trên toàn ô khảo nghiệm.

Khảo nghiệm diện rộng: mỗi ô khảo nghiệm điều tra 100 khóm, dảnh hoặc 10 khung có kích thước 0,4 x 0,5m tuỳ theo đối tượng sâu hại cần khảo nghiệm, các điểm điều tra được phân bố đều trên toàn ô khảo nghiệm.

+ Cây rau màu và cây công nghiệp ngắn ngày

Khảo nghiệm diện hẹp: mỗi ô khảo nghiệm điều tra 20 cây hoặc 5 điểm, mỗi điểm 2m chiều dài dọc theo luống hoặc mỗi điểm một khung (0,4 x 0,5 m) tuỳ theo đối tượng sâu hại và cây trồng cần khảo nghiệm, các điểm điều tra được phân bố đều trên toàn ô khảo nghiệm.

Khảo nghiệm diện rộng: mỗi ô khảo nghiệm điều tra 50 cây hoặc 10 điểm, mỗi điểm 2m chiều dài dọc theo luống hoặc mỗi điểm một khung (0,4 x 0,5 m) tuỳ theo đối tượng sâu hại và cây trồng cần khảo nghiệm, các điểm điều tra được phân bố đều trên toàn ô khảo nghiệm.

+ Cây ăn quả và cây công nghiệp dài ngày

Khảo nghiệm diện hẹp: mỗi ô khảo nghiệm điều tra 3 cây, mỗi cây điều tra số sâu sống trên 8 cành lộc hay chùm hoa, quả hoặc cành ở xung quanh tán cây tuỳ theo đối tượng sâu hại và cây trồng cần khảo nghiệm.

Khảo nghiệm diện rộng: mỗi ô khảo nghiệm điều tra 5 – 9 cây, mỗi cây điều tra số sâu sống trên 8 cành lộc hay chùm hoa, quả hoặc cành ở xung quanh tán cây tuỳ theo đối tượng sâu hại và cây trồng cần khảo nghiệm.

2.4.1.2. Thời điểm điều tra

Thời điểm và số lần điều tra có thể thay đổi tuỳ thuộc vào đặc tính của từng loại thuốc và tuỳ theo yêu cầu của từng nhà sản xuất thuốc. Nếu thuốc không khuyến cáo rõ thời điểm và số lần điều tra thì điều tra được tiến hành vào thời điểm trước khi xử lý thuốc và 1, 3, 7, 10 ngày sau khi xử lý thuốc.

2.4.1.3. Chỉ tiêu điều tra

+ Với các loài sâu, nhện hại điều tra được mật độ

Mật độ sâu, nhện sống (con/cây, lá, chồi, dảnh ...)

Hiệu lực của thuốc (%)

+ Với các loài sâu, nhện hại khó điều tra mật độ

Tỷ lệ hại (%)

Chỉ số hại (%)

+ Năng suất và các chỉ tiêu khác tuỳ thuộc vào đối tượng sâu hại và cây trồng cần khảo nghiệm.

2.4.1.4. Xử lý số liệu

Hiệu lực của thuốc được tính theo công thức Henderson – Tilton hoặc các công thức khác cho phù hợp.

Những số liệu thu được qua khảo nghiệm diện hẹp cần được xử lý bằng các phương pháp thống kê thích hợp. Những kết luận của khảo nghiệm phải được rút ra từ các kết quả đã được xử lý bằng phương pháp thống kê đó.

2.4.2. Đánh giá tác động của thuốc đến cây trồng

Cần đánh giá mọi ảnh hưởng tốt, xấu của thuốc (nếu có) đến sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng theo thang phân cấp (phụ lục1).

Phương pháp đánh giá:

Những chỉ tiêu nào có thể đo đếm được cần được biểu thị bằng các số liệu cụ thể theo các phương pháp điều tra phù hợp.

Các chỉ tiêu chỉ có thể đánh giá bằng mắt như độ cháy lá, quăn lá, sự thay đổi màu sắc lá ... thì phải được mô tả.

Nếu thuốc làm ảnh hưởng đến cây trồng phải theo dõi và nghi nhận ngày cây phục hồi trở lại.

2.4.3. Nhận xét tác động của thuốc đến sinh vật khác

Cần ghi chép mọi ảnh hưởng tốt, xấu (nếu có) của thuốc đến sự thay đổi của các loại sâu, bệnh, cỏ dại khác cũng như sinh vật có ích.

2.4.4. Quan sát và ghi chép về thời tiết

Ghi chép các số liệu về nhiệt độ, ẩm độ, lượng mưa trong suốt thời gian khảo nghiệm. Nếu khu khảo nghiệm gần trạm khí tượng thì lấy số liệu của trạm.

III. BÁO CÁO VÀ CÔNG BỐ KẾT QUẢ

3.1. Nội dung báo cáo ( Phụ lục 2)

3.2. Công bố kết quả

Đơn vị thực hiện khảo nghiệm phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về số liệu đưa ra trong báo cáo.

Đối với các khảo nghiệm thuốc trừ sâu hại cây trồng chưa có trong danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng tại Việt Nam, Cục BVTV tập hợp các số liệu đó để xem xét khi các đơn vị, tổ chức có thuốc xin đăng ký.



Phụ lục 1.

Bảng phân cấp mức độ độc của thuốc khảo nghiệm đối với cây trồng

Cấp Triệu chứng nhiễm độc.

1 Cây chưa có biểu hiện ngộ độc.

2 Ngộ độc nhẹ, sinh trưởng của cây giảm nhẹ.

3 Có triệu chứng ngộ độc nhẹ nhìn thấy bằng mắt.

4 Triệu chứng ngộ độc nhưng chưa ảnh hưởng đến năng suất.

5 Cành lá biến màu hoặc cháy, thuốc gây ảnh hưởng đến năng suất.

6 Thuốc làm giảm năng suất ít

7 Thuốc gây ảnh hưởng nhiều đến năng suất

8 Triệu chứng ngộ độc tăng dần tới làm chết cây

9 Cây bị chết hoàn toàn

Nếu cây bị ngộ độc thuốc, cần xác định bao nhiêu ngày sau thì cây phục hồi.

Phụ lục 2.

Nội dung chính báo cáo khảo nghiệm

· Tên khảo nghiệm.

· Yêu cầu của khảo nghiệm.

· Điều kiện khảo nghiệm:

- Đơn vị khảo nghiệm.

- Tên cán bộ tiến hành khảo nghiệm

- Thời gian khảo nghiệm.

- Địa điểm khảo nghiệm.

- Nội dung khảo nghiệm.

- Đặc điểm khảo nghiệm.

- Đặc điểm đất đai, canh tác, giống cây trồng...

- Đặc điểm thời tiết trong quá trình khảo nghiệm.

- Tình hình phát sinh và phát triển của sâu hại cây trồng trong khu thí nghiệm.

· Phương pháp khảo nghiệm:

- Công thức khảo nghiệm.

- Phương pháp bố trí khảo nghiệm.

- Số lần nhắc lại.

- Kích thước ô khảo nghiệm.

- Dụng cụ phun, rải thuốc.

- Lượng thuốc dùng kg, lít thuốc thương phẩm/ha hay g (kg) hoạt

chất/ha hoặc nồng độ %.

- Lượng nước thuốc dùng (l/ha).

- Ngày xử lý thuốc.

- Phương pháp điều tra và đánh giá hiệu lực của các loại thuốc khảo nghiệm.

· Kết quả khảo nghiệm:

- Các bảng số liệu.

- Đánh giá hiệu lực của từng loại thuốc.

- Nhận xét tác động của từng loại thuốc đến cây trồng, sinh vật có ích và các ảnh hưởng khác (xem phụ lục).

· Kết luận và đề nghị.

Xem chi tiết!