,

HCNN - Hợp Trí Super Humic


Quy cách: gói 100g, gói 250 g, gói 1 kg, gói 2 kg

THÀNH PHẦN:

Acid Humic 70%.

TÍNH NĂNG TÁC DỤNG:

• HỢP TRÍ Super Humic hoạt động như một kích thích tố sinh học tự nhiên, có tác dụng tăng cường các hoạt động sinh tổng hợp trong cây, chống stress, giải độc phèn, ngộ độc hữu cơ, tăng sinh trưởng và năng suất do cây trồng hấp thu dinh dưỡng thuận lợi hơn.

• HỢP TRÍ Super Humic rải hay hòa nước tưới vào đất có tác dụng: - Kích thích hệ rễ phát triển - Tăng khả năng hấp thu phân bón - Tăng đề kháng - Ít sâu bệnh hại - Giảm thuốc BVTV - Tăng năng suất và chất lượng nông sản.


HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG:

CÂY TRỒNG

LIỀU LƯỢNG

Lúa

• Trộn 100 -150 g/1 giạ giống trước khi gieo sạ 1 - 2 giờ.

• Bón lót: Trộn đều 1 - 2 kg HỢP TRÍ Super Humic với với 100 - 200 kg phân lân và nửa bao Urea bón cho 1 ha trước khi gieo sạ (sau khi gạn/chắt nước).

• Bón thúc: Trộn 1 kg HỢP TRÍ Super Humic với phân Urea, DAP, Kali hay NPK bón thúc lần 1, lần 2.

(Lưu ý: có sử dụng HỢP TRÍ Super Humic thì giảm 30 – 40 % lượng phân vô cơ định bón).

Cây ăn trái:

cam, quýt, bưởi, xoài, sầu riêng, chôm chôm, nhãn, vải thiều, mận, thanh long, vú sữa, táo...

Cà phê - Ca Cao - Trà (chè) - Cao su - Điều – Tiêu.

• Ủ phân hữu cơ: sử dụng 250 - 500 g HỢP TRÍ Super Humic pha với 7 - 10 lít nước, tưới ướt đều cho 1 m3 phân hữu cơ (phân bò, vỏ hạt cà phê, vỏ ca cao, cùi bắp, ...), men phân giải xenlulo, lân, ... Trộn đều, tủ bạt ủ trong 3 - 4 tháng (đảo đống ủ 2 lần). Liều lượng: 10 - 15 kg/cây tùy theo tuổi cây.

• Trộn bón chung với phân bón gốc (trộn với phân NPK): HỢP TRÍ Super Humic 4 - 6 kg/ha với các đợt bón phân gốc vào đầu, giữa và cuối mùa mưa.

• Phun lá, tưới gốc:

Phục hồi vườn: sau khi thu hoạch cắt tỉa cành, pha 1 kg HỢP TRÍ Super Humic với 800 lít nước, phun ướt đều tán lá và quanh gốc. Lượng nước phun 1.000 - 2.000 lít/ha.

HỢP TRÍ Super Humic tưới gốc:

Pha loãng: 1 kg pha 800 lít nước, tưới 8 lít - 10 lít/gốc.

Đậm đặc: 1 kg pha 20 lít nước, tưới 0,2 lít - 0,25 lít/gốc.

Rau ăn trái: dưa hấu, cà chua, ớt, dưa leo, khổ qua...

Rau ăn lá: Bắp cải, xà lách, cải các loại, hành lá...

• Phun lá: pha 15 g/bình 16 lít, nên hỗn hợp với Hydrophos, phun sau khi trồng 4 - 5 ngày, để cây nhanh phục hồi, bắt phân, nhanh ra lá mới.

• Tưới gốc: 15 - 20 g/20 lít, tưới theo hàng.

• Trộn với phân bón gốc: trộn 250 g HỢP TRÍ Super-Humic với Urea, DAP, NPK bón cho 1.000 m2.

Lưu ý:

Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát - Xa tầm tay trẻ em, thực phẩm và thức ăn gia súc.


Xem chi tiết!

HÓA CHẤT NÔNG NGHIỆP - THUỐC BVTV, PHÂN BÓN: NHẬN BIẾT CÁC BỆNH VỀ LÁ TRÊN CÂY TRỒNG TRONG NHÀ BẠT

,
HÓA CHẤT NÔNG NGHIỆP - THUỐC BVTV, PHÂN BÓN: NHẬN BIẾT CÁC BỆNH VỀ LÁ TRÊN CÂY TRỒNG TRONG NHÀ BẠT Xem chi tiết!

NHẬN BIẾT CÁC BỆNH VỀ LÁ TRÊN CÂY TRỒNG TRONG NHÀ BẠT

,
HCNN -nhận biết các bệnh về lá trên cây trồng trong nhà bạt. Click vào hình để xem rõ.



(Sưu tầm)

Xem chi tiết!

BỆNH PHẤN VÀNG – GIẢ SƯƠNG MAI VÀ BIỆN PHÁP HOÁ HỌC PHÒNG TRỊ

,
HCNN - Nhóm cây trồng họ dưa, bầu bí, mướp, khổ qua rất mẫn cảm với bệnh phấn vàng (hay còn gọi là giả sương mai), nhất là khi điều kiện thời tiết thuận lợi thì chúng phát sinh gây hại rất nhanh, làm ảnh hưởng lớn đến năng suất. Hôm này HCNN xin giới thiệu đến bạn đọc bệnh phấn vàng – giả sương mai trên cây họ Dưa bầu bí

Tên tiếng anh: Downy mildew

Tên khoa học: Pseudoperonospora cubensis

Triệu chứng

- Bệnh phát sinh gây hại trên tất cả các bộ phận của cây, nhưng phổ biến nhất là trên lá. Vết bệnh ban đầu là những chấm nhỏ, không màu hoặc màu xanh nhạt sau đó chuyển sang màu xanh vàng đến nâu nhạt, hình tròn đa giác hoặc hình bất định. Vết bệnh nằm rải rác trên lá hoặc nằm dọc các gân lá thường có góc cạnh và bị giới hạn bởi các gân lá.

- Khi gặp điều kiện thời tiết thuận lợi (mưa phùn, nhiệt độ tương đối thấp), quan sát mặt dưới lá, chỗ vết bệnh thường thấy một lớp nấm mọc thưa, màu trắng xám (nên dễ nhầm lẫn với bệnh phấn trắng), bệnh nặng gây rách các mô tế bào, thậm chí làm lá biến dạng, cây phát triển yếu, toàn lá héo khô và chết.

- Bệnh giả sương mai thường phát triển và gây hại mạnh ở mặt dưới của lá. Khi nhìn phía trên xuống chỉ thấy những đốm vàng loang lổ . Nguồn bệnh tồn tại trong lá và tàn dư cây bệnh.

Tác nhân gây bệnh:

Bệnh phấn vàng do nấm Pseudoperonospora cubensis gây ra.

Đặc điểm phát sinh phát triển của bệnh

- Bệnh lây lan qua tàn dư cây bệnh, cỏ dại. Trong điều kiện thuận lợi nấm bệnh lây lan bằng bào tử phân sinh.

- Bệnh thường gây hại từ lá gốc phát sinh dần lên phía trên

- Nấm bệnh xâm nhập và gây hại nặng trong mùa mưa và những ngày có sương mù buổi sáng.

- Bệnh phát sinh sớm từ khi cây có 3 lá thật và càng cuối vụ càng nặng. Bệnh gây hại làm lá rụng, dưa tàn sớm giảm năng suất cây trồng Bệnh lây lan qua tàn dư cây bệnh, cỏ dại. Trong điều kiện thuận lợi nấm bệnh lây lan bằng bào tử phân sinh.

Biện pháp phòng trừ

a) Biện pháp cơ giới

- Vệ sinh đồng ruộng, thu dọn tàn dư cây trồng, có điều kiện nên ngâm nước ruộng một thời gian để diệt nấm.

- Trồng Luân canh với cây khác họ (cây dưa leo, khổ qua , bầu, bí là những cây trồng cùng họ) do đó không thể trồng luân phiên các cây này với nhau, tốt nhất nên canh tác với các cây trồng khác như vụ thứ nhất dưa leo, vụ thứ hai rau cải vụ thứ ba khổ qua…còn nếu để tận dụng lại màng phủ, chà cắm vụ thứ nhất là dưa leo, vụ thứ hai là các loại đậu như cove,…

- Sử dụng màng phủ nông nghiệp giảm ẩm độ xung quanh gốc và để lá không tiếp xúc với mặt đất.

- Mật độ trồng thưa hợp lý không quá dày để tránh bớt ẩm độ cao khi cây giao tán. Đối với giống F1 chỉ nên trồng 1 hạt/hốc, còn giống địa phương có thể trồng 2 hạt nhưng tốt nhất vẫn 1 hạt/ hốc và thu hẹp khoảng cách cây cách cây.

- Bón phân cân đối N-P-K, khi bệnh chớm phát nên ngừng bón phân đạm.

- Kết hợp với việc ngắt bỏ bớt lá già, lá sâu bệnh, dọn sạch cỏ dại trong luống dưa leo, khổ qua và nếu ánh sáng không lọt vào tán cây nên tiến hàng tỉa bỏ bớt các chồi phía trên để tạo thông thoáng.

- Khi có mưa nhiều, hoặc ban đêm có sương, nên kiểm tra kỹ các lá gần mặt đất, nếu có triệu chứng nhiễm bệnh song song với việc thu hái, tiêu hủy các lá già, lá bệnh nên sử dụng thuốc trừ bệnh phun đều trên lá để hạn chế lây lan lên các lá tầng trên.

b) Biện pháp hóa học

- Có thể dùng một số loại thuốc BVTV để phun trừ khi bệnh chớm xuất hiện và gặp điều kiện thời tiết thuận lợi cho sự phát sinh gây hại của bệnh:

- Mexyl - MZ 72WP, Alpine 80WDG, Carbenzim 500FL, Dipomate 80WP để phun trừ bệnh giả sương mai.

- Ở những vùng đang có bệnh, phun phòng khi dưa có từ 3 – 4 lá thật hoặc khi khổ qua có từ 5-6 lá thật bằng các thuốc gốc đồng – Copforce-Blue 51WP, Zineb Bul 80WP, Dipomate 80WP, Mexyl-MZ 72WP, Thio–M 500FL và nên phun 2 – 3 lần, mỗi lần cách nhau 10 ngày.

- Khi bệnh chớm phát dùng các thuốc gốc đồng-Copforce-Blue 51WP, Alpine 80WDG, Mexyl-MZ 72WP, Thio–M 500FL phun trải đều trên lá dưa, khổ qua nếu bệnh nặng có có thể phun liên tiếp 2 lần, lần thứ hai, cách lần thứ nhất 3 – 5 ngày tuỳ loại thuốc.

- Trong sử dụng thuốc trừ bệnh nên sử dụng luân phiên thuốc, đọc kỹ và thực hiện theo những khuyến cáo ghi trên nhãn thuốc để an toàn cho người, cây trồng.

Ngoài ra, trong điều kiện trời mát, it nắng, ẩm độ cao và cây dưa leo đã sinh trưởng được ½ thời gian nếu chúng ta kìm chế được bệnh phấn vàng lây lan thì bệnh phấn trắng sẽ phát sinh gây hại do đó ở lần phun thuốc cuối cùng nên thay các loại trên bằng thuốc trừ bệnh Saizole 5SC hoặc Sagograin 300EC

Một số thuốc Hoá học giới thiệu ở trên (Click vào hình để xem ảnh rõ hơn)











Nguyễn Chí Công - SPC
Xem chi tiết!

Phân bón lá cao cấp Rosabor

,

HCNN - Trong quá trình canh tác, ngoài phương pháp bón phân vào đất, việc sử dụng phân bón lá để chủ động cung cấp thêm dinh dưỡng cho cây trồng ngày nay đã trở thành một trong những biện pháp phổ biến với hầu hết bà con nông dân.

Trong phạm vi bài này, chúng tôi tóm lược một số đặc điểm và vai trò của nguyên tố vi lượng Bo, đặc biệt giới thiệu đến bà con nông dân về cách sử dụng hiệu quả phân bón lá cao cấp ROSABOR của Công ty CP Bảo vệ thực vật Sài Gòn.

1. SƠ LƯỢC VỀ NGUYÊN TỐ BO

Bo là nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu đối với cây trồng. Ngày nay trên 70 quốc gia đã được phát hiện tình trạng thiếu Bo ở hầu hết các loại cây trên nhiều loại đất. Phân Bo cũng đã được sử dụng rộng rãi trên thế giới. Ở VN, kết quả nghiên cứu trong đất cho thấy có tới 78% các loại đất nghèo Bo.

Vai trò của Bo trong cây:

- Bo rất cần thiết cho quá trình phân chia tế bào và quá trình thụ phấn của cây. Giúp sự hình thành và phân hoá mầm hoa, tăng cường sức sống hạt phấn, tăng tỷ lệ đậu trái, giúp giảm rụng hoa và trái non.

- Bo có liên quan đến quá trình tổng hợp protein, lipid, làm tăng hàm lượng đường và các vitamin trong củ, quả, ngăn ngừa sự thối rữa, giúp bảo quản nông sản được lâu sau thu hoạch.

- Bo ảnh hưởng đến sự hấp thu và sử dụng canxi, đồng thời giúp điều chỉnh tỷ lệ K/Ca trong cây.

Các kết quả nghiên cứu trên thế giới và trong nước đều cho thấy khi bón Bo vào gốc hoặc phun Bo qua lá đã làm gia tăng năng suất các loại cây trồng từ 6 - 48%, cải thiện chất lượng và màu sắc của nông sản.

Triệu chứng thiếu Bo ở cây trồng:

- Bo là nguyên tố ít di động nên triệu chứng thiếu Bo thường xuất hiện ở các bộ phận non của cây. Ban đầu đỉnh sinh trưởng chùn lại, dần dần chết khô.

- Các lá non thường bị biến dạng, gấp nếp và mỏng với màu xanh nhạt đến mất màu. Trên bề mặt lá thường có những đốm nhỏ màu vàng trắng.

- Đôi khi đỉnh sinh trưởng bị chết làm cây mọc nhiều chồi bên giống như cây bụi.

- Hoa ít hoặc không hình thành, rễ còi cọc.

- Hoa - trái dễ bị thối và rụng non.

Để khắc phục các triệu chứng thiếu Bo, nhằm nâng cao năng suất và phẩm chất cây trồng, bà con có thể bón các loại phân có chứa Bo vào gốc như: Borax, Boric acid… hoặc phun qua lá như sản phẩm ROSABOR.

2. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG PHÂN BÓN ROSABOR

ROSABOR là phân bón lá cao cấp của Bỉ, chế phẩm dạng lỏng có chứa 11% Bo, rất hiệu quả với nhóm cây ăn trái (nho, sầu riêng, chôm chôm, nhãn, vải, xoài, thanh long, mãng cầu, cây có múi…); và nhóm cây công nghiệp dài ngày (điều, tiêu, cà phê, ca cao…) những loại cây này bà con nên áp dụng nồng độ từ 10 – 20ml/bình 8 lít nước, hoặc 250 – 500ml/phuy 200 lít. Phun ướt đều tán lá vào các giai đoạn:

- Sau khi thu hoạch.

- Khi ra đọt non.

- Khi sắp trổ hoa.

- Và khi đậu trái non.

Đối với nhóm cây rau – đậu ngắn ngày (súp-lơ, bắp cải, xà lách, cà rốt, cà chua, dưa hấu, dưa leo, ớt, khổ qua, đậu phộng, đậu Hà Lan, các loại rau-hoa và các loại đậu khác…) bà con nên giảm nồng độ còn 5 – 10ml/bình 8 lít nước, phun ướt đều lên cây vào giai đoạn sắp ra hoa và khi tượng trái non.

Để tăng cường hiệu quả, giai đoạn trước khi cây trổ hoa bà con nên kết hợp ROSABOR với phân bón lá MKP hoặc Multi-K, vào giai đoạn cây đã tượng trái non nên phun chung với phân bón lá Poly-feed 15-15-30.

Lưu ý:

- Phun Bo hay Rosabor giai đoạn trước khi cây ra hoa cho hiệu quả cao hơn sau khi ra hoa.

- Để tiết kiệm công lao động, bà con có thể pha Rosabor chung với hầu hết các loại thuốc phòng trừ sâu - bệnh khác.

(Theo Báo NNVN)

Xem chi tiết!

Phòng trừ sâu cắn lá ngô

,
HCNN - Hỏi: Vài vụ gần đây cây bắp chỗ chúng tôi thường xuất hiện những con sâu cắn phá trên lá, chúng gặm ăn khuyết lá, có khi ăn hết cả lá chỉ để lại phần dọc gân chính, thậm chí chúng có thể cắn trụi cả phần thân của những cây bắp còn nhỏ. Ngoài ra, còn thấy chúng ăn cả hột non trong trái bắp. Xin cho biết đó là những con sâu gì? Và xin được chỉ cách phòng trị lọai sâu này?

Nguyễn Văn Thăng, Liên Nghĩa, Đức Trọng (Lâm Đồng)

Trả lời: Theo chúng tôi, những con sâu đã gây hại cho cây bắp (cây ngô) ở chỗ các bạn trong vài vụ gần đây là con sâu cắn lá ngô. Qua nghiên cứu các nhà chuyên môn cho biết có tới hai loài sâu cắn lá trên cây ngô, đó là: Sâu cắn lá nõn (Leucania loreyi) và sâu cắn gié (L. separata). Chúng thường gây hại nhiều từ khi cây ngô có từ 4-6 lá cho đến khi cây sắp trỗ cờ. Sau đây là một số đặc điểm của hai loài sâu này:

1. Sâu cắn lá nõn:

Con trưởng thành dài khoảng 14-18 mm, sải cánh rộng khoảng 25-30 mm, đầu mầu nâu tro. Cánh trước mầu nâu nhạt hoặc nâu vàng, hoạt động vào ban đêm, thích mùi chua ngọt. Mỗi con cái có thể đẻ vài trăm trứng, cá biệt trên 1.000 trứng.

Trứng hình bầu dục, mới đẻ mầu trắng sữa, sau chuyển sang mầu nâu. Sau khi đẻ khoảng một tuần lễ thì trứng nở.

Sâu non tuổi nhỏ cắn phá các phần non như lá nõn, hoa đực (lúc chưa trỗ). Sâu non tuổi lớn gặm khuyết lá, ăn trụi cả phần thân non, chui vào bắp non ăn hạt. Sâu non thường hoạt động vào ban đêm, ban ngày ẩn nấp trong lá nõn, bẹ lá...

Sâu thường gây hại nhiều các vụ ngô đông xuân và xuân.

2. Sâu cắn gié:

Con trưởng thành dài khoảng 16-20 mm, sải cánh rộng khoảng 40-50 mm, thân mầu nâu tro hoặc nâu vàng nhạt, hoạt động vào ban đêm, thích mùi chua ngọt. Mỗi con cái có thể đẻ vài trăm trứng.

Trứng hình bánh bao, đường kính khoảng 0,5-0,7 mm. Lúc mới đẻ có mầu vàng tươi sáng, sau chuyển dần sang mầu vàng đậm, trước khi nở có mầu tím than.

Ban ngày sâu non ẩn nấp trong lá nõn, ban đêm bò ra cắn phá. Khi còn nhỏ sâu ăn khuyết lá, khi lớn sâu có thể ăn trụi cả lá chỉ để lại gân chính, khi cây ngô trỗ cờ phun râu, sâu gây hại cờ và râu ngô. Sâu thường gây hại nhiều vụ ngô đông xuân.

Để phòng trị sâu có kết quả, các bạn cần tiến hành một số biện pháp sau:

- Tổ chức đốt đèn bắt sâu non vào ban đêm (trước đây ở miền Bắc các HTX Nông nghiệp thường tổ chức thực hiện cách làm này, đã thu được kết quả rất cao).

- Dùng bẫy bả chua ngọt thu hút con trưởng thành vào bẫy để tiêu diệt. Cách làm như sau:

Chuẩn bị bả chua ngọt:

Dùng 4 phần mật (đường đen) trộn với 4 phần dấm, một phần rượu và một phần nước, khuấy kỹ để dung dịch này tan đều. Cho vào can nhựa, bình nhựa… đậy kín, chờ 3-4 ngày sau, khi thấy dung dịch bốc mùi chua ngọt thì trộn thêm thuốc trừ sâu, với liều lượng cứ 100 phần dung dịch chua ngọt cho thêm một phần thuốc trừ sâu Gà nòi 95SP hoặc Padan 95SP.

Đặt bẫy bả: có hai cách.

- Cách thứ nhất: Cho bả vào chậu sành, chậu nhựa..., mỗi chậu khoảng 0,25-0,5 lít. Dùng 3 cây que cắm chéo, cột trên đầu lại, tạo thành một cái giá treo chậu bả, chậu bả treo ở độ cao cách mặt tán lá ngô khoảng 0,5 mét, nơi đầu gió. Mỗi ha đặt 7-10 chậu, mỗi tuần thay bả mới một lần. Ban ngày nhớ đậy nắp chậu đựng bả lại, ban đêm mới mở nắp.

- Cách thứ hai: Lấy một đoạn gốc rạ dài 40-50 cm, bó một đầu lại thành từng bó lớn cỡ một chẹn tay (một đầu xòe ra), mỗi bó cắm trên một cọc tre dài khoảng 12 mét. Nhúng bó rạ vào dung dịch bả chua ngọt, rồi cắm trên ruộng ngô. Mỗi ha cắm khoảng 10-15 bó. Cứ 3-5 ngày nhúng lại bó rạ vào dung dịch bả một lần.

- Thường xuyên kiểm tra ruộng ngô để phát hiện sớm khi sâu vừa mới nở và phun xịt thuốc kịp thời. Về thuốc các bạn có thể sử dụng một trong các lọai thuốc trừ sâu như: Vifast 5ND; SecSaigon 50EC; Vi-BT 16000WP; Biocin 16WP; Cardan 95SP; Cyperan10EC…

(Theo Báo NNVN)
Xem chi tiết!

Treppach Bul 607SL - Thuốc trừ bệnh mới trên cây trồng

,
I/ ĐẶC TÍNH

TREPPACH BUL 607SL là thuốc trừ bệnh trên cây trồng mới du nhập vào Việt Nam.

TREPPACH BUL 607SL có hoạt chất PROPAMOCARB, là thuốc trừ bệnh nhóm Carbamate chuyên trị mầm bệnh trong đất.

Thuốc độc nhóm III.

LD 50 đối với chuột, qua miệng: 2000 – 2900 mg/kg.

Đối với thỏ, qua da: > 3.000 mg/kg.

Đối với ong, tiếp xúc: > 0.1 mg/1 con ong.

Đối với cá (96 giờ): 275 mg/lít.

TREPPACH BUL là thuốc trừ nấm lưu dẫn có tác dụng phòng và trị dòng nấm Oomycetes như Pythium spp., Phytophthora spp., Peronospora spp., gây ra bệnh chết cây con (damping-off), gây thối rễ và thối thân, cháy lá, thối trái và bệnh sương mai.

TREPPACH BUL được sử dụng chủ yếu tưới vào đất trồng cây con hoặc cây đang sinh trưởng, xử lý cây giâm bằng cành, TREPPACH BUL cũng được xử lý phun lên tán lá.

Để đạt đến kết quả tốt nhất khi xử lý thuốc vào trong đất thì đất phải ẩm. Khi tưới vào trong đất thì lượng nước phải đủ để cho phép thuốc đi vào vùng rễ của cây trồng.

TREPPACH BUL được pha vào hệ thống tưới hoặc thùng tưới.

Hiệu lực của TREPPACH BUL 607SL:

Ngăn cản sự hình thành vách tế bào nấm do ức chế sự sinh tổng hợp phospholipids và acid béo của tế bào nấm.

Tác động diệt nấm đa phương diện (multi-side action).

Ngăn cản sự nẩy mầm của bào tử.

Ngăn cản sự phát triển sợi nấm.

Ngăn cản sự phát triển quần thể động bào tử.

II/ ÁP DỤNG

Giai đoạn cây con mới gieo: pha 10 – 15 ml/10 lít nước, tưới 2 lít đã pha cho 1 m2 đất trồng trước hoặc ngay sau khi gieo.

Xử lý vào hố trồng, bầu đất hoặc chậu đất trồng: pha 10 – 15 ml/10 lít nước, tưới 2 lít đã pha cho 1 m2 đất trồng trước hoặc ngay sau khi gieo hạt hoặc sau khi trồng cây.

Cành giâm: pha 10 – 15 ml/10 lít nước, nhúng cành cắt vào dung dịch đã pha. Tưới 2 lít thuốc đã pha cho 1 m2 đất ngay sau khi ổn định cành giâm vào trong đất, cách 3 tuần tưới 1 lần, và xử lý khoảng 3 lần/mùa vụ.

Phun lên tán lá: sử dụng 1, 2 lít/ha pha với 400 - 600 lít, phun đẫm lên cây trồng, xử lý ít nhất 2 – 3 lần/vụ.

Thuốc không áp dụng với cây rau trồng thủy canh.

III/ CHÚ Ý

Thuốc có thể pha chung được với thuốc trừ sâu, bệnh khác.

Để tăng hiệu lực phòng trị bệnh và kéo dài tuổi thọ của thuốc (hạn chế tính kháng thuốc), hoạt chất PROPAMOCARB được hỗn hợp với MANCOZEB (DIPOMATE 80WP).

IV/ Phòng trị bệnh chết nhanh trên cây tiêu bằng biện pháp luân phiên thuốc TREPPACH BUL 607SL

Pha 10 ml cho 10 lít nước: Tưới 2 lít thuốc đã pha vào xung quanh gốc tiêu với diện tích 1 m2 đất trồng (gốc tiêu phải có độ ẩm tốt để thuốc thấm được vào vùng rễ).

Các sản phẩm được luân phiên sử dụng phòng trị bệnh chết nhanh trên tiêu:

MEXYL MZ 72WP: Mexyl MZ 72WP chứa 2 hoạt chất Mancozeb và Metalaxyl. Mexyl MZ 72WP được tưới vào gốc cây tiêu, liều lượng pha 20 gr/10 lít nước, tưới 2 lít/m2 đất trồng. Sự hiện diện của Mexyl MZ 72WP giúp ngăn chặn sự hình thành quần thể bào tử và sự phát triển sợi nấm.

ALPINE 80WDG: Alpine 800WDG chứa hoạt chất Fosetyl aluminium dạng muối của phosphonate. Thuốc được chuyển vị ở trong cây với cả 2 hướng, đi lên và đi xuống. Alpine 800WDG đi vào tế bào cây rất nhanh trong vòng 1 giờ. Thuốc được phun lên tán cây với liều lượng pha 20 gr cho 8 - 10 lít nước.

Việc luân phiên sử dụng 3 loại thuốc trên sẽ mang lại hiệu quả rất cao trong việc phòng trị bệnh chết nhanh trên cây tiêu.

(Theo NNVN) Xem chi tiết!

SÂU CUỐN LÁ NHỎ HẠI LÚA VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ

,
HCNN - Xin giới thiệu bài viết về Sâu cuốn lá nhỏ hại lúa do Th.S Huỳnh Kim Ngọc - Công ty CP BVTV SAIGON

1.Tầm quan trọng

Là sâu hại phổ biến trên vùng lúa thâm canh cao. Ở Đồng Bằng sông Cửu Long sâu cuốn lá xuất hiện và gây hại quanh năm tuy nhiên thường phổ biến trong vụ Đông Xuân và Hè Thu.

2.Đặc tính sinh học

Sâu cuốn lá (Cnaphalocrosis medinalis, Guenee) có vòng đời khoảng 1 tháng.

Bướm có màu vàng phấn nhạt, cánh có dạng tam giác, trên cánh có hai sọc ngang, bướm đẻ trứng mặt trên lá gần gân chính, 4 – 7 ngay sau bướm nở ra sâu non, sâu non có 5 tuổi, sâu tuổi 1 đến tuổi 3 hầu như gây hại rất ít, thiệt hại chủ yếu là sâu tuổi 4 – 5, sâu gây hại bằng cách nhả tơ kết hai mép lá lại thành ống, sống và gây hại trên trong bằng cách cạp chất mô xanh có diệp lục tố, chỉ chừa lại lớp biểu bì, nên ruộng bị hại trông xơ xác nhìn từ xa thấy bạc trắng, do lá bị cuốn và diệp lục tố bị hao hụt nên diện tích quang hợp giảm, khiến lúa sinh trưởng kém, hạt bị lép, lửng, năng suất sụt giảm, ngoài ra vết thương nơi mép lá còn tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây bệnh cháy bìa lá, đốm sọc trong …

Thông thường ta chỉ tìm thấy 1 sâu trong 1 lá cuốn, khi gây hại xong, sâu di chuyển sang lá bên cạnh và tiếp tục gây hại. Thường 1 sâu cuốn lá gây hại từ 3 – 5 lá trong suốt vòng đời của nó. Sâu hóa nhộng ngay bên trong lá cuốn, nhộng có màu nâu đậm. Sâu cuốn lá thường gây hại từ giai đoạn đẻ nhánh đến ngậm sữa, tuy nhiên phổ biến nhất là giai đoạn từ đòng – trổ ( 40 – 60 NSS).

Theo nhiều nghiên cứu, sâu cuốn lá gây hại sớm (trước 30 ngày sau cấy hay 40 ngày sau sạ) không làm giảm năng suất. Tuy nhiên, nếu SCL xuất hiện với mật số cao, đặc biệt vào giai đoạn đòng – trổ , thì có thể làm giảm năng suất, trong trường hợp nầy cần thiết phải phun thuốc trừ sâu.

3. Thiên địch:

Thiên địch sâu cuốn lá rất phong phú, gồm:

3.1.Nhóm ký sinh:

+ Ký sinh trứng : Ong đa phôi, ong Trogogamma japonicum.

+ Ký sinh sâu non : Ong cự, ong cự nâu vàng, ong kén nhỏ, ong đen…

3.2.Nhóm ăn mồi : Bọ cánh cứng ba khoang, dế nhảy, chuồn kim, đuôi kìm…

3.3.Nhóm gây bệnh : Nấm Beauveria bassianae, Nomurea rileyi…

Trong 3 nhóm trên, nhóm thiên địch ký sinh là quan trọng nhất. Theo nhiều nghiên cứu vào đầu vụ thiên địch ký sinh thường cao vào đầu vụ và giảm dần vào cuối vụ, nguyên nhân có thể do sử dụng thuốc BVTV.

4. Phòng trị:

Phòng trị sâu cuốn lá nhất thiết phải theo hướng tổng hợp, gồm:

(1) Vệ sinh đồng ruộng, làm sạch cỏ bờ,

(2) Sạ cấy đồng loạt,

(3) Mật độ sạ cấy vừa phải,

(4) Bón cân đối hợp lý, không bón thừa đạm, bón đạm muộn,

(5) Thăm đồng thường xuyên để phát hiện và phòng trừ sớm khi bướm xuất hiện hay sâu còn non chưa gây hại lại dễ phòng trừ,

Nếu sâu cuốn lá xuất hiện với mật số quá cao nhất là vào lúc lúa giai đoạn đòng – trổ có khả năng hại đến năng suất thì phải phun thuốc ngay. Cần chú ý để đạt hiệu quả nên: (1) phun sớm khi sâu còn tuổi nhỏ, (2) phun đủ lượng nước khuyến cáo, (3) nên luân phiên thuốc vì sâu cuốn lá hình thành tính kháng thuốc tương đối nhanh, (4) Nên phun thuốc vào lúc sáng sớm (bướm ướt cánh, bay chậm) hay chiều mát, (5) các loại thuốc có thể dùng trị sâu cuốn lá : Lancer 97 DF, Dragon 585EC/ Sairifos 585EC, Vovinam 2,5EC, Sherzol EC, Sec Saigon 25EC, Fenbis 25EC…

Th.S Huỳnh Kim Ngọc - SPC
Xem chi tiết!