GIỚI THIỆU VỀ THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT

,
HCNN - Giới thiệu tổng quan về Thuốc BVTV, bài viết được trích từ website của ĐH Cần Thơ. Nội dung bao gồm hai phần chính, để xem chi tiết click vào mỗi liên kết

I. NHỮNG HIỂU BIẾT CƠ BẢN VỀ THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT

Định nghĩa thuốc BVTV
Các nhóm thuốc BVTV
Các dạng thuốc BVTV
Các cách tác động của thuốc BVTV
Kỹ thuật sử dụng thuốc BVTV
Giải thích một số thuật ngữ được dùng trong BVTV


II. SỬ DỤNG NÔNG DƯỢC AN TOÀN, HIỆU QUẢ
Những tình huống bị nhiễm thuốc bảo vệ thực vật
Triệu chứng ngộ độc thuốc BVTV
Biện pháp sơ cứu khi bị nhiễm thuốc BVTV
Đồ bảo hộ lao độngNhãn thuốc BVTV
Chuyên chở thuốc BVTV
Cất giữ thuốc BVTV

Cân đong và pha thuốc
Phun rải thuốc BVTV

Dọn sạch thuốc đổ vãi
Tiêu hủy thuốc và bao bì chứa thuốc
Vệ sinh sau khi tiếp xúc với thuốc BVTV

Nguồn: http://www.ctu.edu.vn/colleges/agri/gtrinh/bvtv/rau20sach/source/nongDuoc/content.htm
Xem chi tiết!

Giá phân bón sẽ ổn định đến cuối năm

,
HCNN - Viện Chính sách và chiến lược phát triển NN-NT (Bộ NN-PTNT) tại hội thảo Triển vọng thị trường phân bón VN, hôm qua (15/7), nhận định, giá phân bón trong nước từ nay đến cuối năm sẽ ít có biến động do lượng dự trữ của các DN phân bón vẫn còn 44.000 tấn, Trung Quốc đã giảm thuế suất thuế XK phân bón, mùa vụ trong nước đã qua thời kỳ cao điểm...
Tuy nhiên, vẫn còn 5 yếu tố có thể làm diễn biến thị trường phân bón thay đổi, đó là giá dầu thô đã phục hồi theo chiều hướng tăng, thế giới cắt giảm nguồn cung sản xuất, tỷ giá hối đoái đồng USD đang biến động mạnh (dự báo tăng 3-5%), VN tăng thuế suất NK đối với một số loại phân bón và giá than nguyên liệu dùng để SX phân bón trong nước tăng.
Theo khảo sát của cơ quan này, giá phân urê trong nước đang đứng giá ở mức 6.000-6.800 đồng/kg, DAP 11.000-13.000 đồng/kg, thậm chí tại Đồng Nai chỉ còn 7.700 đồng/kg. Phân SA tại Đồng Nai có giá 2.900 đồng/kg, Kali tại An Giang còn 10.800 đồng. Nhìn chung, giá phân bón bán lẻ trên thị trường đều có xu hướng giảm nhẹ trong những tuần gần đây.
Được biết, trong 6 tháng đầu năm nay, VN đã NK 2,1 triệu tấn phân bón các loại với tổng kim ngạch 665 triệu USD, giảm 5% về lượng và 59,8% về giá trị so với cùng thời điểm năm 2008. Các chuyên gia đánh giá, giá phân bón hiện nay giảm chủ yếu là do giá phân bón trên thị trường thế giới giảm. Do đó, đã tác động lớn đến giá phân bón bán lẻ ở thị trường trong nước.
T. Văn
Xem chi tiết!

SẢN PHẨM HÓA CHÁT NÔNG NGHIỆP CỦA CÔNG TY CP BVTV SAIGON

,
HCNN - Giới thiệu các sản phẩm của Công ty BVTV SAIGON. Giới thiệu hoạt chất, đặc điểm kỹ thuật, đối tượng phòng trừ,...

I. THUỐC TRỪ CỎ
1. Nhóm Glyphosate: gồm
· Lyphoxim 16L; 41SL; 396SL
· Shoot 41AS
· Helosate 48SL
- Đặc điểm kỹ thuật:
+ Thuốc trừ cỏ nội hấp, xâm nhập qua lá, các bộ phận còn xanh, vận chuyển khắp cây và làm thối thân ngầm và củ
+ Thuốc hậu nảy mầm
+ Tác dụng không chọn lọc
- Đối tượng phòng trừ:
+ Trừ cỏ cho vườn cây ăn trái, cây công nghiệp lâu năm, cho ruộng trước khi trồng cây và bờ không canh tác
- Cách sử dụng:
Pha với nước, phun sát mặt lá cỏ, quanh gốc cây
- Các lưu ý:
+ Pha với nước trong; tránh phun khi đất ngập nước hay quá khô hạn
+ Phun khi cỏ đang sinh trưởng mạnh, cỏ còn non, xanh và phun trước khi cỏ ra hoa. Tránh để thuốc bay tạt qua hoa màu lân cận
- Đối thủ cạnh tranh: Glyphosan 480DD (BVTV An Giang); Nufarm Glyphosate 360AC; Roundup 480SC, 74DF (Monsanto),…
2. Pyanchor 3EC
- Đặc điểm kỹ thuật:
+ Hoạt chất Pyribenzoxim
+ Tác dụng chọn lọc, hậu nảy mầm, an toàn cho lúa.
+ Xâm nhập vào cỏ chủ yếu qua lá
- Đối tượng phòng trừ: diệt cỏ hòa bản, năn lác và lá rộng như lồng vực, đuôi phụng trên lúa
- Cách sử dụng:
Sự dụng từ 8-20 ngày sau sạ hoặc cấy, tốt nhất là dùng từ 8-12 ngày sau sạ (cỏ mọc 2-3 lá); trừ cỏ đuôi phụng thì liều lượng cao hơn, phun sớm hơn
- Các lưu ý:
+ Phun đủ lượng nước và phun kỹ đảm bảo thuốc tiếp xúc đều với cỏ
+ Ruộng tương đối bằng phẳng. Khi phun tháo cạn nước đủ ẩm
+ Sau phun 1-3 ngày cho nước vào và giữ 3-5 ngày
+ Sau phun 4h trời mưa không cần phun lại
- Đối thủ cạnh tranh:
3. Pyan Plus 6EC
- Đặc điểm kỹ thuật:
+ Hoạt chất Pyribenzoxim, Fenoxaprop – P- Ethyl
+ Phổ tác dụng rộng, có tính chọn lọc
+ Diệt trừ được các loại cỏ sau khi đã mọc hết
- Đối tượng phòng trừ: phòng trừ các loại cỏ: đuôi phụng, lồng vực, cháo, chác cho Lúa
- Cách sử dụng: phun từ 7-12 ngày sau sạ (cỏ mọc 2-3 lá)
- Các lưu ý: rút cạn nước ruộng hoặc đủ ẩm, sau phun 1-2 ngày cho nước vào ruộng và giữ chế độ nước
- Đối thủ cạnh tranh:
4. Star 10WP
- Đặc điểm kỹ thuật:
+ Hoạt chất Pyrazosulfuron Ethyl
+ Tác động nội hấp, xâm nhập vào cây cỏ qua lá, rễ
+ Tác dụng hậu nảy mầm sớm (cỏ 1-3 lá)
+ Tính chọn lọc cao
- Đối tượng phòng trừ: diệt trừ cỏ lá rộng và hẹp trên ruộng lúa
- Cách sử dụng: phun khi 3-10 ngày sau sạ
- Các lưu ý:
+ Khi phun ruộng cần có nước xăm xắp hoặc đủ ẩm, sau khi phun giữ nước ruộng 2-3 ngày
+ Có thể trộn với đất bột, cát hoặc phân bón để rải; khi rải ruộng cần có nước
+ Ruộng có nhiều cỏ đuôi phụng cần dùng liều cao và phun sớm 3-5 ngày
- Đối thủ cạnh tranh:
5. Pesle 276SL
- Đặc điểm kỹ thuật:
+ Hoạt chất Paraquat
+ Thuốc trừ cỏ tiếp xúc (cỏ cháy)
+ Tác dụng không chọn lọc
+ Diệt cỏ hậu nảy mầm
- Đối tượng phòng trừ: diệt được cỏ hòa bản, năn lác, cỏ lá rộng
- Cách sử dụng: sử dụng trừ cỏ cho cây trồng cạn
- Các lưu ý:
+ Tránh để thuốc bay vào cây trồng
+ Sau 48h người và gia súc mới được vào khu vực phun thuốc
- Đối thủ cạnh tranh:
6. Mizin 50WP, 80WP
- Đặc điểm kỹ thuật:
+ Hoạt chất Atrazine
+ Trừ cỏ nội hấp, xâm nhập qua lá và rễ
+ Tác động tiền nảy mầm và hậu nảy mầm sớm (cỏ 2-3 lá)
+ Tác động chọn lọc
- Đối tượng phòng trừ: cỏ hòa bản và cỏ lá rộng hàng niên. Ít hiệu quả cỏ năn lác và cỏ đa niên; dùng trừ cỏ cho Ngô, Mía, Dứa
- Cách sử dụng: phun thuốc ngay sau khi gieo hạt, đặt hom và khi cỏ có 2-3 lá
- Các lưu ý:
+ Phun thuốc cần đất ẩm
+ Tránh phun vào ngọn cây, một số cây mẫn cảm với thuốc như lúa, đậu, đay..cần chú ý
- Đối thủ cạnh tranh:
7. Saicoba 800EC
- Đặc điểm kỹ thuật:
+ Hoạt chất Acetochlor
+ Thuốc nội hấp qua mầm chồi và rễ cỏ
+ Tác dụng chọn lọc
+ Sản phẩm có chất an toàn
+ Tác động tiền nảy mầm và hậu nảy mầm sớm
- Đối tượng phòng trừ: trừ cỏ cho cây trồng cạn, diệt rất hữu hiệu cỏ lá hẹp và lá rộng mọc từ hạt trên đất trồng cạn
- Cách sử dụng: phun thuốc từ 0-7 ngày, khi cỏ 1-3 lá
- Các lưu ý:
+ Đất phun thuốc phải đủ ẩm
+ Không để ruộng bị đọng nước
- Đối thủ cạnh tranh:
II. THUỐC TRỪ SÂU
1. Butyl 10WP, 400SC
- Đặc điểm kỹ thuật:
+ Hoạt chất Buprofezin
+ Thuốc trừ rầy thuộc nhóm điều tiết sinh trưởng
+ Tác dụng tiếp xúc và vị độc
+ An toàn cho thiên địch
- Đối tượng phòng trừ: rầy nâu, rầy xanh, rầy bông xoài
- Cách sử dụng: sử dụng khi phát hiện rầy từ tuổi 1-3
- Các lưu ý:
+ Phun kỹ vào gốc lúa khi trừ rầy nâu
+ Phun vào bông khi trừ rầy bông xoài
- Đối thủ cạnh tranh: Applaud 10WP
2. Mipcide 20EC
- Đặc điểm kỹ thuật:
+ Hoạt chất Isoprocarb
+ Tác dụng tiếp xúc và vị độc, cũng có khả năng xông hơi và nội hấp
- Đối tượng phòng trừ: phòng trừ cao đối với sâu miệng chích hút: rầy, rệp, bọ xít, bọ trĩ
- Cách sử dụng: pha nước phun khi phát hiện sâu hại
- Các lưu ý: có thể pha chung với thuốc sâu bệnh khác
- Đối thủ cạnh tranh:
3. Bascide 50EC
- Đặc điểm kỹ thuật:
+ Hoạt chất Fenobucarb
+ Tác động tiếp xúc và vị độc
- Đối tượng phòng trừ: phòng trừ cao đối với sâu miệng chích hút: rầy, rệp, bọ xít, bọ trĩ
- Cách sử dụng: pha nước phun khi phát hiện sâu hại
- Các lưu ý: có thể pha chung với thuốc sâu bệnh khác
- Đối thủ cạnh tranh: Bassa 50EC
4. Dragon 585EC
- Đặc điểm kỹ thuật:
+ Hoạt chất Cypermethrin và Chlorpyriphos
+ Thuộc nhóm Lân hữu cơ và cúc tổng hợp
+ Diệt sâu qua 3 đường: xông hơi, tiếp xúc và vị độc
- Đối tượng phòng trừ: diệt được nhiều loại sâu đục thân, đục quả, ăn lá và chích hút
- Cách sử dụng: phun ước đều trên cây nơi rệp hại
- Các lưu ý: có thể pha chung với nhiều loại thuốc sâu bệnh khác, trừ thuốc có tính kiềm như Bordeaux
- Đối thủ cạnh tranh:
5. Secsaigon 5, 10, 25, 50EC
- Đặc điểm kỹ thuật:
+ Hoạt chất Cypermethrin
+ Tiếp xúc, vị độc ngoài ra còn gây ngán ăn
- Đối tượng phòng trừ: sâu cuốn lá lúa, sâu tơ, sâu khoang rau; rầy bông xoài, bọ xít nhãn
- Cách sử dụng: tùy loại, cây trồng mà pha theo hướng dẫn trên bao bì
- Các lưu ý: không pha trộn chung thuốc có tính kiềm và lưu huỳnh
- Đối thủ cạnh tranh:
6. Biocin 16WP
- Đặc điểm kỹ thuật:
+ Là thuốc trừ sâu sinh học. Hoạt chất là bào tử và độc tố cảu vi khuẩn Bt
+ Có tính vị độc.
- Đối tượng phòng trừ: chủ yếu dùng trừ sâu bộ cánh vảy: sâu tơ, sâu xanh
- Cách sử dụng: phun lên lá non để sâu có thể ăn vào cơ thể
- Các lưu ý:
+ Có thể pha chung với thuốc trừ sâu, không pha chung với thuốc trừ bệnh và phân hóa học
+ Không sử dụng trên dâu tằm
- Đối thủ cạnh tranh: Bacterin B.T WP
7. SK 99EC
- Đặc điểm kỹ thuật:
+ Thành phần Petroleum Spray Oil
+ Dầu tan trong nước và làm chết ngạt sâu
+ Xua đuổi bướm đến đẻ trứng, làm thối trứng
- Đối tượng phòng trừ: nhện; rệp sáp; rầy chổng cánh…
- Cách sử dụng: phun lên sâu hại
- Các lưu ý:
+ Khuấy kỹ cho dầu tan trong nước
+ Không pha chung với các gốc thuốc: trừ bệnh: Chlorothalonil; trừ sâu: Carbaryl, S, Propargite, Dimethoate
- Đối thủ cạnh tranh: DC-Tronplus 98,8EC
8. Sargent 6G
- Đặc điểm kỹ thuật:
+ Hoạt chất Chlopyriphos Ethyl
+ Thuốc lân hữu cơ, tác động xông hơi, tiếp xúc và vị độc
- Đối tượng phòng trừ: sâu đục thân; rệp sáp, sùng, mối…
- Cách sử dụng: trộn với phân bón để rải; khoàng 8-10 kg/ha trừ sâu đục thân lúa
- Các lưu ý: giữ nước 3-5 cm trong 3-5 ngày khi rải thuốc
- Đối thủ cạnh tranh:
9. Dioto 250EC
- Đặc điểm kỹ thuật:
+ Diệt ốc qua đường hô hấp
+ Sau khi phun thuốc ốc sì nhớt và chết
- Đối tượng phòng trừ: ốc bươu vàng hại lúa
- Cách sử dụng: pha nước phun vào chiều mát khi có ốc
- Các lưu ý: khi phun thuốc cần có nước xăm xắp
- Đối thủ cạnh tranh: Bolis
III. THUỐC TRỪ BỆNH
1. Trizole 20WP, 75WP, 75 WDG
- Đặc điểm kỹ thuật:
+ Hoạt chất Trycyclazole
+ Hấp thu qua lá và lưu dẫn bên trong cây trồng
- Đối tượng phòng trừ: đạo ôn hại lúa
- Cách sử dụng: pha nước phun xịt cho cây
- Các lưu ý:
+ Phun phòng là chính
+ Không pha chung thuốc có tính kiềm cao
- Đối thủ cạnh tranh:
2. Lúa vàng 20WP
- Đặc điểm kỹ thuật:
+ Hoạt chất Tricyclazole và Ipropenfos
+ Ức chế sự nảy mầm của bào tử nấm
+ Thuốc tiếp xúc và lưu dẫn
- Đối tượng phòng trừ: đạo ôn lúa
- Cách sử dụng: pha nước phun
- Các lưu ý: không pha chung thuốc có tính kiềm cao
- Đối thủ cạnh tranh:
3. Pysaigon 50WP
- Đặc điểm kỹ thuật:
+ Hoạt chất Thiophanate methyl và Tricyvlazole
+ Trừ nấm phổ rộng, thuốc hấp thu qua lá và rễ
+ Lưu dẫn theo hướng đi lên
- Đối tượng phòng trừ: đạo ôn; đốm nâu; thối thân; vàng lá chín sớm lúa
- Cách sử dụng: pha nước phun
- Các lưu ý: không pha chung thuốc có tính kiềm cao
- Đối thủ cạnh tranh:
4. Kisaigon 10H; 50ND
- Đặc điểm kỹ thuật:
+ Hoạt chất Ipropenfos
+ Thuốc lân hữu cơ, tác dụng nội hấp
- Đối tượng phòng trừ: đạo ôn lá lúa
- Cách sử dụng: dạng hạt rải và bột pha nước phun
- Các lưu ý:
+ Không trộn với thuốc có tính kiềm
+ Thuốc trừ cỏ Propanil (các thuốc gốc Lân hữu cơ không nên pha chung)
- Đối thủ cạnh tranh:
5. Hỏa tiễn 50SP
- Đặc điểm kỹ thuật:
+ Hoạt chất Chlorobromoisocyanuric acid
+ Thấm sâu và lưu dẫn, sau đó phóng thích HBr diệt vi khuẩn và nấm
+ Chứa đạm và kali nhằm cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng
- Đối tượng phòng trừ: bạc lá lúa; thối nhũng bắp cải; thán thư và xì mủ trên xoài; mốc sương trên dưa
- Cách sử dụng: pha nước phun
- Các lưu ý: kiểm tra trước khi pha thuốc với thuốc trừ sâu bệnh khác
- Đối thủ cạnh tranh:
6. Alpine 800WDG
- Đặc điểm kỹ thuật:
+ Thuốc dạng cốm, hoạt chất Fosetyl-Aluminium
+ Hấp thu qua lá và rễ sau đó lưu dẫn 2 chiều
- Đối tượng phòng trừ: trừ nấm và vi khuẩn các bệnh thối rễ, mốc sương, bạc lá
- Cách sử dụng: pha nước phun, hoặc pha sệch phét lên vết bệnh
- Các lưu ý: không pha chung với thuốc có tính kiềm cao như Bordeaux
- Đối thủ cạnh tranh: Aliette 80WP (Bayer Vietnam Ltd.)
7. Mexyl MZ 72WP
- Đặc điểm kỹ thuật:
+ Thuốc tác dụng tiếp xúc và lưu dẫn
+ Gồm hai hoạt chất Mancozeb và Metalaxyl
- Đối tượng phòng trừ: mốc sương, thối nõn, nứt thân xì mủ, loét miệng cạo
- Cách sử dụng: phun lên lá, tưới gốc hoặc phét vào vết bệnh
- Các lưu ý: không pha chung với thuốc có tính kiềm cao như Bordeaux
- Đối thủ cạnh tranh: Ridomil-MZ 72WP
8. Treppach Bul 607SL
- Đặc điểm kỹ thuật:
+ Hoạt chất Propamocarb HCL
+ Ngăn cản sự hình thành vách tế bào nấm
+ Hấp thu qua lá và rễ sau đó lưu dẫn hướng lên
- Đối tượng phòng trừ: chết nhanh tiêu
- Cách sử dụng: chủ yếu tưới vào gốc, xử lý đất trồng cây con, xử lý cành dâm
- Các lưu ý: không pha chung với thuốc có tính kiềm cao như Bordeaux
- Đối thủ cạnh tranh:
9. Kinkinbul 72WP
- Đặc điểm kỹ thuật:
+ Thuốc dạng tiếp xúc và lưu dẫn
+ Hợp chất Mancozeb và Cymoxanil
+ Thuốc ngăn chặn mầm bệnh ở giai đoạn ủ bệnh và lây lan
- Đối tượng phòng trừ: mốc sương
- Cách sử dụng: phun lên lá hay tưới gốc
- Các lưu ý: không pha chung với thuốc có tính kiềm cao như Bordeaux
- Đối thủ cạnh tranh:
10. Dosay 45WP
- Đặc điểm kỹ thuật:
+ Hoạt chất phối hợp Cymoxanil, Zineb và Copper Oxychloride
+ Thuốc dạng tiếp xúc và lưu dẫn
- Đối tượng phòng trừ: nấm và vi khuẩn: sương mai
- Cách sử dụng: pha nước phun khi bệnh vừa xuất hiện
- Các lưu ý:
+ Tưới thuốc đất đủ ẩm và tưới cách cỗ rễ 20-30 cm
+ Không pha chung thuốc pH cao và thuốc gốc đồng
- Đối thủ cạnh tranh:
Chi tiết liên hệ: http://spchcmc.com.vn
Xem chi tiết!